Phim trên Tự do Tôn giáo hay Niềm tin
Bộ 8 phim này sẽ giúp bạn nắm được tự do tôn giáo hay niềm tin (FORB) liên quan đến điều gì và khi nào điều này có thể bị hạn chế.
Phim là một cách tuyệt vời để học hỏi và chia sẻ kiến thức. Các bộ phim ‘giảng giải’ ngắn của chúng tôi rất lý tưởng cho việc nghiên cứu cá nhân, đào tạo đội ngũ trực tuyến hoặc đào tạo nhóm. Hoặc tại sao không thay đổi lớp học và mời những người tham gia xem phim trước buổi đào tạo và chuẩn bị kỹ trước khi đến buổi đào tạo trực tiếp!
FORB / NORFORB – Bản Tiếng Việt
Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng
lời dẫn nhập
Đây là phần thứ nhất trong 8 phần trình bày quyền tự do tư tưởng, lương
tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng, nội dung và nếu hay khi nào quyền này có thể
bị giới hạn. Trong phần dẫn nhập ngắn gọn này, chúng ta sẽ suy nghĩ xem ai
hay cái gì được nhân quyền bảo vệ, và những quyền gì tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng trao cho chúng ta.
Trước hết tôi muốn hỏi bạn một câu! Những tôn giáo nào được quyền tự do
tôn giáo hay tín ngưỡng bảo vệ ? Phải chăng các tôn giáo lớn trên thế giới?
Hay tất cả các tôn giáo, kể cả các tôn giáo nhỏ hay hiếm thấy ?
Hay có thể tất cả các tôn giáo, và bất kể tín ngưỡng nào đều được bảo vệ ?
Thực ra, đây là một câu đố mẹo! Tôi hỏi bạn những tôn giáo nào được bảo
vệ. Người ta thường nghĩ rằng tự do tôn giáo hay tin ngưỡng bảo vệ các tôn
giáo hay tín ngưỡng, nhưng không phải vậy! Giống như tất cả các quyền con
người khác, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng bảo vệ con người, chứ không bảo
vệ cho chính các tôn giáo hay tín ngưỡng.
Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng bảo vệ con người, mà con người đó tự đồng
nhất mình với tôn giáo, tin vào, hay thực hành các tôn giáo cổ, các tôn giáo
mới, các tôn giáo truyền thống của mỗi quốc gia, cũng như các tôn giáo mới
du nhập. Quyền này cũng bảo vệ những ai có niềm tin sâu xa trên những vấn
đề cơ bản, nhưng không tin các tôn giáo hay tín ngưỡng, như những người
vô thần, nhân bản và hoà bình chủ nghĩa. Dù cư ngụ trong bất cứ quốc gia
nào.
Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cũng bảo vệ ngay cho những ai chẳng quan
tâm gì đến tôn giáo hay tín ngưỡng.
Nói cách khác, tư do tôn giáo hay tín ngưỡng bảo vệ tất cả mọi người! Vậy
thì chúng ta được hưởng những quyền nào, hay được bảo vệ những gì? Để
hiểu rõ, chúng ta cần xem qua các tuyên ngôn và công ước quốc tế nhân
quyền. Hai văn kiện quan trọng nhất là :
Điều 18 trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ),
và
Điều 18 trong Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị của
LHQ.
Trong khi Tuyên ngôn LHQ ấn định chủ đích chính trị, thì trái lại Công ước
LHQ ràng buộc bằng pháp lý. Ta thử nhìn văn bản Công ước Quốc tế về các
Quyền dân sự và chính trị.
Điều 18
1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do
mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc
trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các
hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng.
2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn
hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi
pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức
khoẻ hoặc đạo đức công cộng, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của
người khác.
4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các
bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo
dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.
Điều này có nghĩa gì trong thực tế cho những người được bảo vệ ? Chúng ta
có những quyền gì ? Tôi muốn giới thiệu 7 chủ đề làm nổi bật các quyền do
luật pháp quốc tế bảo vệ liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng :
Hai điều khoản đầu tiên là cốt lõi của quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng :
• Tự do có, chọn lựa, thay đổi hay tử bỏ tôn giáo hay tín ngưỡng, và
• tự do thực hành hoặc bày tỏ một tôn giáo hay tín ngưỡng.
• Từ các tự do ấy chúng ta có quyền được bảo vệ trước mọi ép buộc,
và
• trước sự phân biệt đối xử tôn giáo hay tín ngưỡng,
• quyền cho cha mẹ và con cái liên quan tôn giáo và tín ngưỡng,
• và quyền phản kháng vì lương tâm.
Một yếu tố chủ yếu khác của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là luật lệ quy
định sự kiện nếu hay khi nào quyền này có thể bị giới hạn.
Trên trang Web bạn sẽ tìm thấy những bộ phim trình bày mỗi chủ đề, với cái
nhìn thâm sâu cho thấy các quyền này mang ý nghĩa gì trong thực tế.
Bản quyền: SMC 2018
End of Transcript
FORB / NORFORB – Bản Tiếng Việt
Nội dung Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng : quyền được có
hay thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của bạn
Khuôn khổ chủ yếu thứ nhất của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là quyền đượ
c tự do có, theo, gìn giữ, thay đổi hay rời bỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của bạn
. Đây là đức tin riêng của bạn, được biết như khuôn khổ nội tâm của tự do tô
n giáo hay tín ngưỡng. Quyền được có hay thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng
của bạn là quyền tuyệt đối, tức chiếu theo luật quốc tế, quyền này chẳng bao
giờ bị giới hạn. Dù bạn theo Thiên Chúa giáo, Hồi giáo,
Bahai, Yezidi hay vô thần, dù bạn cư ngụ ở Singapore,
Sweden hay Sudan, trong thời bình hay thời chiến, bất kể vị lãnh đạo tôn giá
o hay chính trị chỉ thị – bạn hay bất cứ ai đều có quyền giữ gìn và yêu kính tí
n ngưỡng, thay đổi tín ngưỡng, hoặc không có đức tin.
Đương nhiên có nhiều người bị tước quyền tuyệt đối này, bị các chính quyền
, gia đình hay các nhóm người trong cộng đồng trừng phạt hay tấn công vì lý
do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Một số chính quyền ngăn cấm những tôn giáo hay tín ngưỡng đặc biệt. Pháp
luân công là hình thái tín ngưỡng và thực hành theo Phật giáo bị cấm đoán ở
Trung quốc. Tín đồ Pháp luân công bị giam cầm, tra tấn, lao động khổ sai và
cải tạo nhằm cưỡng bức họ bỏ đạo.
Tại Eritrea chỉ có 4 tôn giáo được chính quyền công nhận, những ai thuộc cá
c tôn giáo không được thừa nhận, như Cơ đốc giáo và Nhân chứng Giê-hôva, bị trừng phạt nặng nề theo nhiều cách.
Một ví dụ thường thấy hơn về việc xâm phạm quyền theo tôn giáo hay tín ng
ưỡng là tội phạm vì thù ghét, nạn nhân bị bạo hành vì họ theo một tôn giáo h
ay tín ngưỡng. Họ bị tấn công vì họ có một tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó.
Tại Pháp, tội phạm vì thù ghét như tấn công, sách nhiễu hay cố tình phá hoại
tài sản đối với người Hồi giáo tăng lên 250% năm 2015, với 336 vụ ghi được
. Mức độ tội phạm vì thù ghét đối với cộng đồng Do Thái vẫn giữ cao với 71
5 vụ được báo cáo.
Trong một số vùng nông thôn Mexico, các tín đồ Tin lành Thiên Chúa giáo l
à đối tượng bị bạo hành hay trục xuất khỏi đất đai vì lãnh đạo cộng đồng mu
ốn bảo tồn truyền thống và Gia tô Thiên Chúa giáo.
Trong nhiều quốc gia, bản sắc tôn giáo, bản sắc quốc gia và bản sắc nhà nướ
c gắn chặt lấy nhau. Trong hoàn cảnh ấy, các tôn giáo thiểu số và dân chúng
cối bỏ tôn giáo của số đông, kể cả những kẻ vô thần, bị xem như phản bội qu
ốc gia, hay đe doạ an ninh quốc gia.
Quyền tuyệt đối chối bỏ một tôn giáo hay tín ngưỡng thường bị xem thường.
Indonesia có luật bảo vệ tự do tôn giáo. Dù vậy các luật này chỉ bảo vệ người
dân theo một số tôn giáo như : Hồi giáo, Gia tô giáo và Tin Lành Thiên chúa
giáo, Phật giáo, Khổng giáo và Ấn giáo. Vô thần không được bảo vệ. Vào tu
ổi 30,
Alex Aan, gốc Hồi giáo, đã bị kết án 2 năm rưởi tù giam với số tiền phạt $11
,000 Mỹ kim vì đã viết “Thượng đế không hiện hữu” và mở một trang vô thầ
n trên Facebook.
Aan bị kết tội gieo rắc thông tin gây hận thù và thù địch tôn giáo,
lan truyền trên mạng Internet thông điệp lăng mạ và kêu gọi người khác theo
chủ nghĩa vô thần. Aan đã bị đám đông giận dữ đánh đập và cộng đồng khai
trừ, dù đã công khai viết lời xin lỗi trên trang Facebook của mình.
Tại Iran những người Hồi giáo cải đạo theo Thiên Chúa giáo phải đối diện v
ới sự trừng phạt nặng nề, đặc biệt nếu họ hành lễ tại các nhà thờ tại gia khôn
g được thừa nhận. Tháng 7 năm 2017, bốn người cải đạo bị kết án 10 năm tù
vì tội “hoạt động chống an ninh quốc gia”.
Ba người trong số họ đã từng bị kết án đánh 80 roi vì uống rượu lễ, vì chính
quyền vẫn xem họ theo Hồi giáo, và uống rượu là phi pháp đối với người Hồ
i giáo.
Các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo thường giải thích kinh thánh hay luật t
ôn giáo truyền thống theo cách của riêng họ để biện minh cho sự ngăn cấm v
à trừng phạt kẻ rời bỏ tôn giáo quốc gia, hoặc theo một số giáo phái. Trừng p
hạt bao gồm cả án tử hình, cầm tù, mất việc hay huỷ bỏ cưới hỏi và mất quyề
n chăm sóc con cái. Ở một số quốc gia đại đa số theo Hồi giáo kể cả Saudi
Arabia và Pakistan đã có những giới hạn pháp lý tương tự về quyền bỏ đạo
Hồi giáo. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện không thể tránh được. Ví dụ,
ở Sierra Leone có khoảng 70% dân số theo Hồi giáo,
20% theo Thiên Chúa giáo. Tất cả sống công khai, tôn giáo không bị chính tr
ị hoá và sự cải đạo từ hai phía là chuyện bình thường.
Những vấn đề này không giới hạn trong các quốc gia mà đại đa số theo Hồi
giáo. Trong một số nơi ở Cộng hoà Trung Phi, lực lượng dân quân tự gọi là
Chống Balaka lấy việc hăm doạ giết để ép buộc các thành viên Hồi giáo thiể
u số trở thành Thiên Chúa giáo. Một vài tiểu bang ở Ấn Độ có điều luật giới
hạn quyền thay đổi tôn giáo, ví dụ, đòi hỏi những ai muốn cải đạo phải xin p
hép cơ quan chính quyền.
Không riêng chính quyền mới vi phạm các quyền. Tại Ấn Độ đã có những sự
bộc phát bạo động do các nhóm Hinđu theo chủ nghĩa dân tộc tấn công các cộng đồng Thiên Chúa giáo và Hồi gi
áo, có khi bắt cải đạo dưới sự đe doạ bạo động. Trong một vài trường hợp, d
ân chúng bị cưỡng bức rời nơi cư trú, bó buộc phải cải đạo mới cho phép trở
lại nhà cũ.
Không riêng các tín đồ mới phải đối diện những vấn nạn. Những ai phê bình
ý kiến tôn giáo, hay mối liên hệ giữa tôn giáo và nhà nước, đều có thể gặp hi
ểm nguy lớn. Những năm gần đây, một số bloggers ở
Bangladesh phê phán ý kiến và thực hành tôn giáo hay nhà nước đã bị những
nhóm người cực đoan thảm sát. Buồn thay, chính quyền Bangladesh tìm các
h chận đứng các nhóm cực đoan bạo hành nhưng không thành công. Một số
chính quyền đã không kết án các cuộc tấn công những ai phê phán ý kiến tôn
giáo. Sự im lặng này gửi ta thông điệp bạo hành được hợp lý hoá và cháp nh
ận.
Tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng gây tranh luận rất lớn trên mặt quốc t
ế. Thực tế, mỗi lần các quốc gia thành viên LHQ thông qua một công ước ha
y tuyên ngôn mới, thì quyền thay đổi tôn giáo chỉ được phát biểu khá dè dặt.
Tuy nhiên, dù ngôn ngữ không mấy nhấn mạnh, nhưng Hội đồng Nhân quyề
n LHQ, với trách vụ cố vấn cho các quốc gia biết cách giải thích Công ước v
ề các quyền Dân sự và Chính trị, đã khẳng định rằng tự do “có hay theo” một
tôn giáo hay tín ngưỡng bắt buộc phải được phép tự do chọn lựa một tôn giá
o hay tín ngưỡng, kể cả quyền thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng đang theo vớ
i một tôn giáo khác, hoặc theo những quan điểm vô thần, cũng như quyền gi
ữ lại một tôn giáo hay tín ngưỡng”.
Nói tóm, quyền theo hay thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của bạn là tuyệt đ
ối. Nó không bị giới hạn dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, một số chính
quyền giới hạn quyền này và có nhiều trường hợp các gia đình hay nhóm ng
ười trong xã hội trừng phạt người theo nhiều cách, chỉ vì họ theo hay thay đổ
i tôn giáo hay tín ngưỡng.
Bạn có thể tìm nhiều thông tin về quyền theo hay thay đổi tôn giáo hay tín n
gưỡng và các văn kiện nhân quyền liên quan, trong các tài liệu huấn luyện tr
ên trang Web.
Bản quyền: SMC 2018
End of Transcript
FORB / NORFORB – BẢN TIẾNG VIỆT
Nội dung của Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng
– quyền bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng
Khuôn khổ chủ yếu thứ hai của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là tự do bày tỏ
tín ngưỡng của bạn qua truyền giảng, thực hành, thờ cúng và cầu nguyện.
Điều này được xem như khuôn khổ ngoại vi của tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng. Khác với quyền theo hay thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, quyền
bày tỏ này không tuyệt đối. Trong một vài hoàn cảnh quyền này có thể bị
giới hạn.
Bày tỏ mang ý nghĩa biểu tỏ niềm tin hay tín ngưỡng qua lời nói và hành
động. Luật nhân quyền quốc tế cho phép con người thực hiện công khai hay
riêng tư, một mình hay chung với người khác.
Bạn có quyền cầu nguyện riêng tư và bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của
mình như một thành viên của cộng đồng, với tập thể thờ cúng theo truyền
thống.
Và cộng đồng của bạn cũng được hưởng những quyền này – không phải là
quyền trên các thành viên họ, mà là quyền liên quan với nhà nước. Một trong
những quyền quan trọng này là nhà nước bảo đảm các cộng đồng tôn giáo
hay tín ngưỡng muốn có tư cách pháp lý, nhờ vậy họ có thể mở chương mục,
thu dụng nhân viên, sở hữu chủ nhà và thiết lập cơ sở.
Có nhiều cách khác nhau để cho cá nhân hay nhóm thực hành hay bày tỏ một
tôn giáo hay tín ngưỡng, và các chuyên gia LHQ cung cấp rất nhiều ví dụ về
các hoạt động được bảo vệ :
– Tập họp để thờ cúng, tổ chức lễ hội và cầu nguyện các ngày nghỉ.
– Mặc y phục tôn giáo và theo chế độ ăn kiêng đặc biệt.
– Có chỗ thờ cúng, nghĩa địa và phô trương biểu tượng tôn giáo.
– Đóng vai trò trong xã hội, ví dụ thành lập các tổ chức từ thiện.
– Bàn luận hay truyền giảng tôn giáo hay tín ngưỡng, và đào tạo hay
bổ nhiệm người điều hành.
– Biên soạn, xuất bản và phổ biến ấn phẩm về tín ngưỡng của bạn.
– và truyền bá tôn giáo hay niềm tin trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
– Bạn cũng có thể quyên góp vật tặng.
Đến đây bạn có thể cho rằng, hay quá – đây mới là các loại quyền mà tôi
muốn cộng đồng của mình được hưởng!
Nhưng bạn cũng có thể còn lo âu ! Làm thế nào với các nhóm đàn áp và
kiểm soát hội viên của họ, hoặc gia tăng thù hằn hay bạo động đối với kẻ
khác? Họ có được tự do và thực hành tín ngưỡng họ hay không?
Tôi muốn trả lời hai điều :
Điều 5 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cấm đoán
việc sử dụng quyền này phá huỷ những quyền khác. Như vậy tự do tôn giáo
hay tín ngưỡng không cho phép nhà nước, cá nhân hay nhóm nào quyền đàn
áp người khác, xúi giục bạo động hay hành xử bạo động.
Đương nhiên nhiều chính quyền hay nhóm người vẫn dùng bạo lực hay đàn
áp. Nhưng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không cho họ quyền làm như thế.
Trái lại, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng hiện hữu để bảo vệ những ai bị đàn
áp hay bạo hành.
Thứ hai, dù quyền theo hay chọn lựa tín ngưỡng của bạn không thể bị giới
hạn, quyền bày tỏ hay thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng có thể bị giới hạn.
Nhưng Điều 18 chỉ rõ có thể giới hạn theo bốn quy tắc sau đây :
Giới hạn phải do pháp luật quy định, cần thiết để bảo vệ người khác, không
phân biệt đối xử, và cân xứng với vấn đề hướng tới.
Những quy tắc này hết sức quan trọng. Không có chúng, các chính quyền có
thể giới hạn bất cứ nhóm hay thực hành nào họ không ưa thích.
Các giới hạn này mang nghĩa phương kế cuối cùng, chứ không phải là dụng
cụ cho nhà nước kiểm soát. Buồn thay nhiều chính quyền không tôn trọng
các quy tắc này, khiến xẩy ra vô số trường hợp các quốc gia vi phạm quyền
bày tỏ tôn giáo.
Các điều luật hạn chế về việc đăng ký là vấn đề nghiêm trọng lớn. Một số
chính quyền bắt buộc đăng ký khiến quyền thực hành tôn giáo hay tín
ngưỡng lệ thuộc vào đăng ký. Điều này vi phạm luật quốc tế. Đăng ký không
bao giờ là điều kiện đi trước quyền bày tỏ tôn giáo. Lý do đăng ký chỉ là quy
định tư cách pháp lý khi cộng đồng muốn thế.
Nhiều khi các quốc gia cấm đoán sinh hoạt tôn giáo không đăng ký, và cũng
có những luật giới hạn khả năng đăng ký. Ví dụ tại Kazakhstan, sinh hoạt
của các tôn giáo không đăng ký bị cấm, và một số nhóm không được phép
đăng ký. Đề cập tới tôn giáo với người ngoài cộng đồng tôn giáo của mình
cũng là bất hợp pháp và tất cả kinh điển tôn giáo bị kiểm duyệt trước khi sử
dụng. Tình trạng này tác động các cộng đồng tôn giáo.
Các chính quyền giới hạn thực hành tôn giáo theo rất nhiều cách. Chính
quyền Việt Nam sử dụng các trạm kiểm soát ngăn chặn tín đồ Phật giáo Hoà
Hảo đến chùa. Tại Saudi Arabia, người không theo Hồi giáo bị cấm thờ cúng
công khai và một số công nhân di cư bị bắt, bị trục xuất liên quan đến việc
tập họp thờ cúng. Tại một số nơi ở Trung quốc và Indonesia, chính quyền
phá bỏ các nơi thờ tự.
Chiếu theo luật Nga về chủ nghĩa cực đoan, hàng nghìn sách báo bị cấm, kể
cả những kinh sách ôn hoà trình bày tín ngưỡng tôn giáo. Hầu như khó kiểm
tra văn bản nào bị cấm đoán, nhưng ai giữ loại sách đó sẽ bị phạt tiền, bị cầm
tù hay trục xuất khỏi cộng đồng tôn giáo. Những giới hạn nghiêm trọng cũng
áp dụng cho những ai chia sẻ tín ngưỡng tôn giáo bất cứ ở đâu hay cho ai.
Tại Pháp, thị trưởng ở một số thành phố cấm mặc burkini, loại áo tắm trùm
khắp người trừ bộ mặt, nại cớ trật tự công cộng. Luật này đã bị toà án hành
chánh tối cao gạt bỏ, nhưng áo che mặt vẫn còn bị cấm đoán. Trong một số
quốc gia Châu Âu, việc giết súc vật theo lối Hồi giáo hay Do Thái đều bị
cấm.
Quyền bày tỏ tôn giáo cũng bị giới hạn bằng các hành xử cá nhân hay nhóm
người trong xã hội. Trong cuộc thăm dò trên 5000 người Do Thái tại 9 quốc
gia Châu Âu, 22% người nói họ tránh mặc y phục tôn giáo như kippa vì lo sợ
cho an ninh của họ. Và trong một số quốc gia, các nghĩa địa Do Thái bị mạo
phạm.
Trong những quốc gia như Egypt, Pakistan và một số nơi ở Nigeria, dân
chúng không dám đến những nơi thờ cúng vì sợ bị những nhóm khủng bố
tấn công bạo hành nhân danh Hồi giáo. Trong khi một số nơi ở Cộng hoà
Trung Phi, tập thể cầu nguyện ngày thứ Sáu không thể thực hiện vì có nguy
cơ bị lực lượng dân quân tấn công nhắm vào người Hồi giáo.
Nói tóm, tự do bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng bảo vệ quyền vừa cho cá nhân
vừa cho nhóm người biểu lộ niềm tin hay tín ngưỡng qua lời nói và hành
động. Và có thể thực hiện trong chỗ riêng tư hay công cộng. Các tài liệu
nhân quyền đưa ra rất nhiều ví dụ về các loại thực hành tôn giáo được bảo
vệ. Một trong những điều bảo vệ quan trọng nhất cho các nhóm người là
quyền có tư cách pháp lý.
Quyền bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng có thể bị giới hạn, nhưng chỉ khi nào
dựa trên những điều luật rõ ràng, cho thấy sự giới hạn là hợp pháp, cần thiết
cho sự bảo vệ người khác, không phân biệt đối xử và cân xứng với vấn đề
giải quyết.
Buồn thay, nhiều chính quyền trong thế giới không theo các điều luật này.
Quyền bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng bị các chính quyền cũng như các
nhóm trong xã hội vi phạm.
Bạn có thể tìm thêm thông tin về quyền bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng và
các văn bản về nhân quyền liên quan, trong các tài liệu huấn luyện trên trang
Web.
End of Transcript
FORB / NORFORB – BẢN TIẾNG VIỆT
Nội dung của Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng
– bảo vệ chống ép buộc
Một khuôn khổ quan trọng của Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng là quyền bảo
vệ chống mọi ép buộc. Ép buộc là khi ai đó sử dụng bạo lực hay hăm doạ bắt
bạn phải làm một việc gì đó.
Khuôn khổ chủ yếu của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là mọi người có quyền
theo hay thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng. Nói cách khác, quyền tôn giáo
hay tín ngưỡng và cách bày tỏ phải tự nguyện.
Quyền bảo vệ chống ép buộc giải thích thêm vấn đề này. Chẳng có ai, nhà
nước, lãnh đạo tôn giáo, cá nhân hay nhóm người nào có quyền áp đặt tín
ngưỡng hay thực hành của họ lên kẻ khác. Cũng không thể bắt họ theo, giữ
hay thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của họ.
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, Điều 18 khoản 2
“Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc
tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ”.
Khuôn khổ này không chỉ ngăn chận các nhà nước ép buộc người dân, mà
còn trao cho nhà nước bổn phận bảo vệ người dân khỏi sự đe doạ hay bạo
hành do người khác hay nhóm người trong xã hội gây ra.
Tuy nhiên, nhìn quanh thế giới chúng ta thấy nhiều ví dụ ép buộc dưới hình
thức đe doạ, bạo hành hay trừng phạt như phạt tiền hay cầm tù. Ép buộc còn
xẩy ra một cách tế nhị, như cho việc làm với điều kiện cải đạo, hay ngăn cấm
chăm sóc sức khoẻ và nhập trường nếu bỏ đạo hay từ chối cải đạo hay tín
ngưỡng.
Vài khi nhà nước ra tay ép buộc, hoặc chính thức thông qua pháp lý, hay
thông qua các viên chức địa phương.
Cộng đồng Baha’i là cộng đồng lớn nhất không theo Hồi giáo ở Iran. Kể từ
cuộc cách mạng 1979, tín độ Baha’i bị khủng bố có hệ thống do chính sách
nhà nước muốn cưỡng bức họ theo Hồi giáo. Suốt mười năm sau cách mạng,
trên 200 người Baha’i bị giết, hàng trăm bị tra tấn hay cầm tù, và hàng chục
nghìn người mất việc, không được học hành hay hưởng các quyền khác chỉ
vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Tính đến tháng 12 năm 2017, có đến 97 tù nhân vì lương tâm Baha’i ở Iran,
trong đó có 6 lãnh đạo Baha’i cấp quốc gia.
Ví dụ này minh chứng sự liên hệ giữa phân biệt đối xử và ép buộc. Người
Baha’i ở Iran bị cấm vào đại học, cấm làm việc trong các cơ quan nhà nước.
Luật phân biệt đối xử này là một cách ép buộc. Khi một sinh viên hay người
làm công chức bị phát giác là Baha’i, họ sẽ phải đối diện giữa hai chọn lựa,
hoặc cải đạo Hồi giáo, hoặc mất việc.
Một vài khi những người theo chủ nghĩa dân tộc hay các nhóm cực đoan ép
buộc người ta cải đạo hay tín ngưỡng. Cái gọi là nhà nước Islam, Daesh
cưỡng bức những người Yezidis và Thiên Chúa giáo cải đạo, và giết những
ai từ chối. Trong khi ở Ấn Độ, cưỡng bức theo Ấn giáo đã được chứng minh
theo tài liệu cho thấy sự bạo hành công cộng của những người Hindu theo
chủ nghĩa dân tộc. Tại Miến Điện có những trường hợp được tài liệu minh
chứng quân đội cưỡng bức người Thiên Chúa giáo từ bỏ đức tin của họ để
theo Phật giáo dưới họng súng. Và một vài nơi tại Cộng hoà Trung Phi,
người theo Hồi giáo bị đe doạ bắn chết nếu không cải đạo theo Thiên chúa
giáo.
Mặc dù việc cấm ép buộc chính thức áp dụng cho những ai theo, chấp nhận
hay thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, nhiều người từng phải chịu ép buộc
của nhà nước cùng xã hội liên quan chuyện thực hành tôn giáo. Một vấn đề
minh hoạ cho sự ép buộc là áo quần phụ nữ. Một số quốc gia bắt phụ nữ phải
mặc y phục tôn giáo, trong khi các nước khác lại cấm. Và nếu phụ nữ mặc y
phục tôn giáo, họ sẽ bị những người thuộc tôn giáo khác sách nhiễu, hoặc
không mặc y phục tôn giáo, thì sẽ bị người cùng tôn giáo sách nhiễu.
Biết bao người khác nhau bị ảnh hưởng trước sư ép buộc. Trong nhiều quốc
gia, người có ý kiến tôn giáo hay thực hành khác với ý thức hệ nhà nước hay
với tiêu chuẩn xã hội khó thoát khỏi trở thành nạn nhân. Sự ép buộc thường
nhắm vào giới thiểu số, vô thần, cải đạo hay những ai theo đạo bị xem là
“ngoại lai” so với bối cảnh địa phương. Trong các nhóm tôn giáo, những ai
bị xem là tà đạo, kẻ báng bổ, hoăc thực hành tôn giáo không đúng cách sẽ trở
thành nạn nhân của sự ép buộc nhằm bắt họ thay đổi tín ngưỡng và thực
hành tôn giáo, mà nhà nước, gia đình hay cộng đồng áp đặt.
Nói tóm, ép buộc thể hiện qua việc hăm doạ, bạo hành, phân biệt đối xử hay
trừng phạt như phạt tiền hay cầm tù do nhà nước, dân chúng và các nhóm
trong cộng đồng thực hiện. Khi nói rằng không ai bị ép buộc, luật nhân
quyền quốc tế không chỉ ngăn cấm nhà nước ép buộc dân chúng, mà còn trao
cho nhà nước bổn phận bảo vệ dân chúng bằng hành động theo phương cách
hữu hiệu để ngăn ngừa và chận đứng sự ép buộc trong xã hội.
Bạn có thể tìm thêm thông tin về bảo vệ chống sự ép buộc và những văn kiện
nhân quyền liên quan, trong các tài liệu huấn luyện trên trang Web.
Bản quyền: SMC 2018
End of Transcript
FORB / NORFORB – BẢN TIẾNG VIỆT
Nội dung của Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng
– bảo vệ chống phân biệt đối xử
Một quyền liên hệ rất mật thiết với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là
quyền bảo vệ chống phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là khi ai đó bị đối xử
không tốt đẹp giống như mọi người khác vì bản thân con người họ.
Một trong những điều khoản chính yếu của luật quốc tế nhân quyền là các
quốc gia không được phép phân biệt đối xử trên bất cứ căn bản nào, kể cả
trên căn bản tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều 2 của Công ước Quốc tế về các
Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
miêu tả điều này.
ICCPR, Điều 2, khoản 1
Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi
người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã
được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về
chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc
quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất
thân hoặc địa vị khác.
Như vậy việc phân biệt đối xử trên căn bản tôn giáo hay tín ngưỡng bị cấm
đoán. Ngăn cấm phân biệt đối xử phản ánh sự ngăn cấm ép buộc. Nhà nước
không những phải kiềm chế phân biệt đối xử, mà còn phải hành động theo
phương cách hữu hiệu để ngăn chận phân biệt đối xử trong xã hội.
Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử có lẽ là sự vi phạm tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng phổ biến nhất, tác động đến mọi nhóm tôn giáo hay tín ngưỡng.
Tại Thụy Điển, các nhà nghiên cứu tìm thấy người Do Thái có 26% thiếu
may mắn tìm ra việc làm so với người khác, và người Hồi giáo thì 30%. Câu
hỏi nếu và khi nào là sự phân biệt đối xử, khi giới chủ nhân ngăn cấm nhân
viên ăn mặc hay đeo các biểu tượng tôn giáo như thánh giá hay hijab nơi
công xưởng là vấn đề quan trọng, đã từng đưa ra nhiều lần trước toà án Châu
Âu và Uỷ ban Nhân quyền LHQ.
Phân biệt đối xử hiện ra dưới nhiều hình thức. Vài khi mang hình thức do
nhà nước thiên trọng tôn giáo này hơn các tôn giáo khác, ví dụ phân biệt đối
xử trong việc cấp phát tiền cho những nhóm khác nhau. Vài khi phân biệt
đối xử nghiêm trọng hơn, hậu quả đưa tới phủ nhận các quyền, ví dụ như khi
một số nhóm bị từ chối quyền tư cách pháp nhân hay quyền xây cất nơi thờ
tự. Phân biệt đối xử của nhà nước trên căn bản tôn giáo hay tín ngưỡng
không chỉ ảnh hưởng tới các sinh hoạt tôn giáo mà thôi. Nó còn ảnh hưởng
trên nhiều lĩnh vực của đời sống kể cả cưới hỏi, trông nom trẻ em, kiếm việc
làm, thuê nhà, được hưởng dịch vụ phúc lợi hay tư pháp.
Trong nhiều quốc gia tôn giáo được ghi trên chứng minh nhân dân. Điều nay
khiến những nhóm thiểu số dễ bị xúc phạm phân biệt đối xử mỗi khi phải
trình chứng minh nhân dân.
Người Hindu trong một số nơi ở Indonesia phải đi rất xa để đăng ký giấy
cưới hỏi hay giấy khai sinh vì viên chức địa phương từ chối cấp cho họ. Và
người Thiên chúa giáo gặp nhiều khó khăn để xin phép xây dựng hay sửa
chữa nhà thờ. Toà án quốc gia không ngừng trưng luật lệ thiên vị người
Thiên chúa giáo, nhưng các viên chức địa phương lại không tuân thủ, nhiều
khi vì họ sợ các nhóm bạo động cực đoan.
Ỏ Pakistan, luật lệ phân biệt đối xử đưa tới cách hành xử tội phạm cho người
Ahmadis trong việc truyền giảng, truyền bá, hay phổ biến tài liệu tín ngưỡng
của họ, và họ đã bị truất quyền bầu cử.
Các tổ chức nhân quyền ở Keyna cho biết cuộc đấu tranh chống khủng bố
trong xứ đưa tới kết quả công an trừng phạt lớn rộng nhắm vào tập thể Hồi
giáo. Người ta cho biết đã có những cuộc bắt bớ tuỳ tiện, tra tấn, thảm sát và
mất tích, những tội ác mà chính quyền phủ nhận.
Trong 22 ngôi làng ở Miến Điện, các sư Phật giáo tuyên bố làng của họ ngăn
cấm người Hồi giáo có mặt, họ dựng những tấm biển cấm người Hồi giáo
vào làng hay nghỉ qua đêm, cấm dân làng cưới người Hồi giáo và thuyết
giảng kích động căm thù. Chính quyền chẳng làm gì để ngăn cản.
Lắm khi người dân bị phân biệt đối xử với đủ thứ lý do. Ví dụ như căn cứ
trên tôn giáo, bộ tộc, giới tính hay giai cấp. Trong ngôn ngữ nhân quyền,
điều này gọi là phân biệt đối xử liên tầng. Khiến một số nhóm càng dễ bị tổn
thương và vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ví dụ như phụ nữ, người
bản địa, dân tộc ít người, cộng đồng LGBT, người di cư và tị nạn.
Thử xem một ví dụ về phân biệt đối xử liên tầng ở Ấn Độ.
Hệ thống đẳng cấp Hindu là loại hệ thống đẳng cấp cố định, phân chia con
người thành loại đẳng cấp cao và thấp, và nhóm phi đẳng cấp như người
Dalits. Dalits là giới nghèo nhất trong giới người nghèo, phải đối diện với sự
phân biệt đối xử khủng khiếp trên bình diện xã hội và kinh tế. Dù xuất phát
từ Ấn giáo, hệ thống đẳng cấp lan thấm toàn bộ xã hội Ấn Độ, và dân chúng
thuộc mọi tín ngưỡng bị xem như thống thuộc những đẳng cấp riêng biệt. Ví
dụ đông đảo người Ấn theo Thiên chúa giáo và Hồi giáo là người Dalits.
Ngày Ấn Độ thu hồi độc lập, chính quyền bãi bỏ hệ thống đẳng cấp và tìm
cách chống sự kỳ thị đẳng cấp bằng cách đưa ra hệ thống ưu đãi đặc biệt. Hệ
thống này dành riêng một số chỉ tiêu về chức vụ công chức và địa vị cho
người Dalits trong các cơ cấu giáo dục cao cấp của nhà nước và cung cấp
một số phúc lợi xã hội. Xem như mọi việc có vẻ thuận lợi. Tuy nhiên, những
lợi ích này chỉ dành cho người Ấn Dalits, người Sikks, người Phật tử gốc
Dalits. Giới Thiên chúa giáo và Hồi giáo gốc Dalits thì không được hưởng.
Người Thiên chúa giáo và Hồi giáo gốc Dalits bị phân biệt đối xử trong cộng
đồng, vì hai lý do giai cấp và tôn giáo thiểu số. Họ cũng bị nhà nước phân
biệt đối xử vì căn bản tôn giáo, bị gạt ra khỏi sự ưu đãi đặc biệt nhằm chống
phân biệt đối xử vì giai cấp. Va chạm này ảnh hưởng trên sự phát triển kinh
tế, xã hội của người Thiên chúa giáo và Hồi giáo gốc Dalits.
Nói tóm: Nhà nước không được phép phân biệt đối xử với nhân dân trên căn
bản tôn giáo hay tín ngưỡng. Nhà nước còn có bổn phận bảo đảm nhân dân
bằng cách hành động theo phương thức hiệu quả để ngăn ngừa và chận đứng
sự phân biệt đối xử trong xã hội.
Phân biệt đối xử thể hiện qua nhiều cách và tác động trên mọi lĩnh vực của
đời sống. Lắm khi, dân chúng đối diện sự phân biệt đối xử một cách đa dạng,
liên tầng, kể cả lý do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về vấn đề bảo vệ chống phân biệt đối xử
và các văn kiện nhân quyền liên quan, trong tài liệu huấn luyện trên trang
Web.
Bản quyền: SMC 2018
End of Transcript
FORB / NORFORB – BẢN TIẾNG VIỆT
Nội dung của Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng
– Cha mẹ và con cái
Điều 18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị chỉ rõ các
quyền của cha mẹ và con cái liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Cha mẹ và những người giám hộ hợp pháp có quyền giáo dục con cái họ về
tôn giáo, đạo đức, và tổ chức đời sống gia đình phù hợp với tín ngưỡng họ.
Nhưng không đợi tới tuổi thành niên mới có nhân quyền! Con cái cũng được
hưởng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng – ví dụ như quyền tham gia vào
đời sống tôn giáo hay tín ngưỡng trong cộng đồng và tham gia các lễ hội tôn
giáo hay nghi thức thờ cúng.
Con cái cũng có quyền được hưởng giáo dục tôn giáo phù hợp với ước muốn
của cha mẹ hay người giám hộ. Các cháu không bị bó buộc tham dự các
khoá giáo lý tôn giáo ngược với ước vọng của cha mẹ. Hơn nữa, dần dà theo
sự trưởng thành, những mong ước của con cái cần được chiếu cố.
Có rất nhiều ví dụ về sự vi phạm các quyền này. Các nước Trung Á còn ám
ảnh bởi quá khứ Xô viết. Vì vậy một số chính quyền luôn luôn muốn kiểm
soát mọi cục diện xã hội. Ví dụ ở Tajikistan, luật pháp cấm những ai dưới 18
tuổi tham dự các buổi thờ cúng tôn giáo, ngoại trừ lễ tang. Trong một số
quốc gia Trung Á khác, chính quyền thẩm vấn, hạch sách các học sinh đến
thánh đường Hồi giáo hay nhà thờ Thiên chúa giáo, hoặc tham dự các sinh
hoạt như trại hè. Ở nhà trường, lớp trẻ này bị đưa ra đấu tố công khai.
Vì vậy một số chính quyền ngăn ngừa các em theo đạo. Một số chính quyền
khác thì bó buộc các em thuộc dân tộc thiểu số theo học các khoá giáo lý tôn
giáo, với mục tiêu cải đạo chúng theo tôn giáo của số đông. Điều đã xẩy ra,
mặc dù nhà nước có bổn phận bảo vệ các em được miễn theo giáo dục của
tôn giáo nhà nước, không riêng trong lý thuyết mà cả trong hành động.
Ở Thổ Nhĩ kỳ, mặc dù đã có một số cải cách, các chương trình và sách giáo
khoa văn hóa và đạo đức học tôn giáo vẫn còn dạy theo giáo lý tôn giáo của
nhà nước. Theo nguyên tắc thì học sinh Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo
được miễn, nhưng trong thực tế thì quyền được miễn coi như bất khả, chẳng
mong chi đòi hỏi quyền mình. Trẻ em thuộc gia đình Alevi, Baha’i, vô thần
hay bất khả tri thuyết, hoặc các học sinh tự mình chọn theo các đức tin này
cũng bị bắt theo học. Trong các ví dụ kể trên, quyền của cha mẹ cũng và con
cái đều bị vi phạm.
Trước khi Công ước về Quyền Trẻ Em (CRC) được thông qua, luật nhân
quyền quốc tế chưa hề thảo luận quyền thiếu nhi một cách cụ thể. Công ước
đã làm cuộc thay đổi, nhấn mạnh trẻ em là kẻ có quyền và theo Điều 14, trẻ
em được hưởng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Điều 14 cho thấy trẻ em vừa độc lập vừa ở thế yếu, cần sự giúp đỡ và hướng
dẫn của cha mẹ khi các em sử dụng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, đặc
biệt trong quan hệ với nhà nước.
Công ước tuyên bố rằng nguyên tắc phải hướng dẫn mọi vấn đề là lợi ích tốt
nhất cho các em. Công ước cũng nhấn mạnh thiếu nhi có quyền bày tỏ trên
mọi vấn đề liên quan các em. Tuy nhiên, thường khi là người lớn, đặc biệt
cha mẹ, quyết định những gì có lợi nhất cho các em, rồi nói giúp cho các em.
Trong vài trường hợp, lợi ích của cha mẹ và con cái có thể khác nhau. Khi
đó, quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của con cái cần được cân bằng với
quyền của cha mẹ.
Ví dụ, ở vào tuổi nào trẻ em có quyền tự quyết định lấy việc thực hành tôn
giáo hay tín ngưỡng? Có muốn đi nhà thờ hay không, chẳng hạn?
Theo Công ước về Quyền Trẻ Em, chiều hướng cố vấn của cha mẹ trong lĩnh
vực tôn giáo hay tín ngưỡng cần nhất quán với khả năng tiến hoá của con
cái. Nói cách khác, càng lớn càng già dặn thì đứa trẻ phải được hưởng càng
lúc càng nhiều tự do.
Tiêu chuẩn pháp lý quốc tế cho tuổi trưởng thành là 18 tuổi, nhưng mức độ
độc lập và chín chắn quy cho con cái đang dần lớn lên giữa các nền văn hoá
và bối cảnh rất khác nhau. Các quốc gia có những luật lệ, quy tắc khác nhau.
Ví dụ ở Thuỵ Điển, trẻ em ở tuổi 12 không bị ép buộc làm thành viên một
cộng đồng tôn giáo nếu các em không muốn.
Công ước về Quyền Trẻ Em thiết lập thành tiêu chuẩn phổ quát về cách cha
mẹ nuôi dưỡng con cái – thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng không được gây
hại thân thể hay trí tuệ, sức khoẻ hay sự phát triển của đứa trẻ.
Những trường hợp về quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của cha mẹ chống
với quyền trẻ em hiếm thấy bị đưa ra toà. Tuy nhiên, quyền của Nhân chứng
Jê-hô-va cấm con cái truyền máu là một ví dụ cho thấy toà án đã bác bỏ
quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của cha mẹ, và ủng hộ quyền sống của
trẻ em.
Tóm lại, trong cuốn phim này chúng ta đã nhìn qua quyền của cha mẹ và con
cái.
Con cái có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, và cha mẹ có quyền dạy dỗ
con cái phù hợp với tín ngưỡng của họ. Sự dạy dỗ này phải thực hiện một
cách nhất quán phù hợp với sự trưởng thành và chín chắn của con cái. Thực
hành một tôn giáo hay một tín ngưỡng không được gây hại cho thân thể hay
trí tuệ, sức khoẻ hay sự phát triển của đứa trẻ. Những ví dụ vi phạm các
quyền này phải kể đến, là có những quốc gia cấm trẻ em thực hành tôn giáo,
và những quốc gia ép buộc các em thuộc tôn giáo thiểu số phải theo học giáo
lý tôn giáo của số đông.
Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về vấn đề quyền của cha mẹ và con cái
liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, và các văn kiện tham chiếu
nhân quyền liên quan, trong tài liệu huấn luyện trên trang Web.
Bản quyền: SMC 2018
End of Transcript
FORB / NORFORB – BẢN TIẾNG VIỆT
Nội dung của Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng
– Phản kháng vì lương tâm
Tự do tư tưởng và lương tâm được điều 18 của Công ước Quốc tế về các
Quyền Dân sự và Chính trị bảo vệ, cùng với tôn giáo và tín ngưỡng. Như thế
quyền phản kháng vì lương tâm là bộ phận của tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng.
Phản kháng vì lương tâm có nghĩa từ chối một việc gì mà mình bắt buộc phải
làm, vì nếu thực hiện sẽ vi phạm chính lương tâm hay tôn giáo tín ngưỡng
của mình.
Những việc mà người ta viện dẫn đến quyền khước từ, ví dụ khi bị bắt buộc
phải thi hành quân dịch, tuyên thệ, chấp nhận truyền máu hoặc tham gia một
số thủ tục y khoa. Hình thức phản kháng vì lương tâm duy nhất được ghi
trong các tài liệu LHQ là quyền từ chối quân dịch. Và không được nhắc tới
trong các công ước đính ký kết pháp lý của LHQ hay Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền. Tuy nhiên, lại được nhắc tới trong lời Bình luận Tổng quát 22
của Uỷ ban Nhân quyền LHQ. Đây là tài liệu của các chuyên gia nhân quyền
giải thích cho các quốc gia phải hiểu như thế nào về điều 18 của Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Uỷ ban kết luận rằng điều 18 ủng
hộ quyền phản kháng vì lương tâm khước từ quân dịch, nếu hành động giết
người trái ngược nghiêm trọng với tự do lương tâm và quyền bày tỏ tôn giáo
hay tín ngưỡng của mình.
Nhiều quốc gia công nhận quyền này, và đề nghị một số dịch vụ quốc gia
thay thế hay được miễn. Nhưng vẫn có một số quốc gia bỏ tù những ai từ
chối quân dịch vì lý do tôn giáo hay đức tin hoà bình. Nhân chứng Jê-hô-va
là nhóm tôn giáo bị ảnh hưởng nặng nhất vì vấn đề này. Ví dụ ở Nam Hàn
vào tháng 12 năm 2016, có 389 tín đồ Nhân chứng Jê-hô-va bị ở tù do phản
kháng vì lương tâm.
Theo cơ cấu Nhân quyền LHQ, các dịch vụ phi quân sự thay thế cần thiết lập
dành cho tất cả những người phản kháng vì lương tâm, không được phân biệt
đối xử. Và bất cứ ai bị thi hành quân dịch phải được tiếp cận thông tin về
quyền phản kháng vì lương tâm, và bằng cách nào yêu sách quyền này.
Người bị bắt đi lính và kẻ tình nguyện phải được quyền chống kháng trước
khi hoặc trong thời gian bị kêu gọi quân dịch.
Ngoài việc phản kháng vì lương tâm như khước từ quân dịch, những hình
thức phản kháng vì lương tâm khác thường cũng được thừa nhận ở cấp quốc
gia. Đa số liên hệ với việc chăm sóc sức khoẻ, ví dụ các bà đỡ hay y sĩ từ
chối nạo thai. Trong một vài quốc gia, việc phản kháng vì lương tâm liên
quan tới việc cưới hỏi giữa những người cùng giới tính. Nhiều khi các vấn đề
khó khăn về những quyền này gây ra tranh chấp, ví dụ quyền phản kháng vì
lương tâm mâu thuẫn với quyền phụ nữ hay luật chống đối phân biệt đối xử.
Hiện tại, chưa có tiêu chuẩn luật pháp quốc tế rõ ràng cho sự phản kháng vì
lương tâm. Thực tế, vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi.
Sau đây là ba loại lý luận bạn thường nghe:
Một số người biện luận rằng phản kháng vì lương tâm là một phần tuyệt đối
của quyền được theo một tôn giáo hay tín ngưỡng, không thể nào giới hạn.
Họ cho rằng nếu làm theo lương tâm thì chẳng bao giờ phải bị trừng phạt
hay tốn tiền. Dù sao, không thể nào vừa là một người chân thành theo chủ
nghĩa hoà bình vừa là một người lính, cho nên việc bắt buộc những người
theo chủ nghĩa hoà bình đi lính là vi phạm quyền nội tâm và tuyệt đối của họ
có một tôn giáo hay tín ngưỡng.
Một số người khác đồng ý đây là quyền tuyệt đối, nhưng cho rằng hoàn cảnh
ảnh hưởng tình thế. Theo họ thì kẻ bị bắt đi lính, người tù hay ai khác không
chọn lựa hoàn cảnh của mình, không bao giờ bị bó buộc vi phạm lương tâm
của mình. Nhưng với ai tự nguyện đi xin việc làm, được tự do bỏ việc, thì
không thể nào trông chờ người chủ tự động tạo điều kiện thích hợp với
lương tâm họ. Nói cách khác, chọn lựa hành động theo lương tâm mình
thường phải trả giá đắt.
Và những người khác biện luận rằng phản kháng vì lương tâm là một hành
động, và vì thế là một cách bày tỏ lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng. Bày
tỏ có thể bị giới hạn, nhưng chỉ khi nào cần thiết để bảo vệ quyền và tự do
của người khác, sức khoẻ, trật tự hay đạo đức công cộng. Liên quan đến
phản kháng vì lương tâm từ chối quân dịch, điều quan trọng cần nhớ là an
ninh quốc gia không là điều kiện chính đáng để giới hạn tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng.
Các chuyên gia pháp lý bất đồng về các quan điểm nêu trên, chẳng có ý kiến
nào được họ đồng tình.
Nói tóm, qua phim này chúng ta đề cập đến sự phản kháng vì lương tâm.
Phản kháng vì lương tâm là quyền từ khước làm chuyện mà theo thường lệ
bạn phải thực hiện. Quyền phản kháng vì lương tâm như từ chối quân dịch
được luật nhân quyền quôc tế bảo vệ. Nhiều quốc gia thừa nhận quyền này,
nhưng cũng có quốc gia bỏ tù các kẻ phản kháng vì lương tâm. Nhiều quốc
gia cũng chấp nhận các hình thức khác của phản kháng vì lương tâm ở cấp
độ quốc gia. Tuy nhiên, các quyền này còn gây nhiều tranh cãi, trong khi chủ
đề này chưa được luật quốc tế phát huy.
Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về vấn đề quyền phản kháng vì lương
tâm và các văn kiện nhân quyền liên quan, trong tài liệu huấn luyện trên
trang Web.
Bản quyền: SMC 2018
End of Transcript
FORB / NORFORB – BẢN TIẾNG VIỆT
Những giới hạn của Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng
Bạn đã xem qua tin tức hay nhờ kinh nghiệm sống và biết rằng nhiều chính
quyền áp đặt những giới hạn cho tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Họ biện luận
rằng họ cần phải giới hạn các biểu đạt tôn giáo vì lý do này hay lý do khác.
Như vậy, làm sao chúng ta biết được những giới hạn nào chính đáng, chấp
nhận được và giới hạn nào thì không thể chấp nhận ?
Luật nhân quyền quốc tế nói rằng quyền có, chọn lựa, thay đổi hay rời bỏ
một tôn giáo hay tín ngưỡng là tuyệt đối – chẳng bao giờ bị giới hạn. Trái
lại, quyền bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng có thể bị giới hạn, chỉ khi nào làm
theo bốn quy tắc sau đây:
1. Bất cứ giới hạn nào đều phải do pháp luật quy định.
Mục đích ở đây là ngăn chặn nhà nước, cảnh sát và các toà án hành động
khó lường hay mâu thuẫn.
2. Cần thiết giới hạn để bảo đảm an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức
khoẻ hay đạo đức, hoặc các quyền và tự do của người khác.
Điều này quan trọng. Áp đặt một giới hạn vì cần thiết cho sự bảo vệ người
khác rất khác với sự chọn lựa các giới hạn căn cứ vào chuyện kiếm phiếu.
3. Các giới hạn không thể mang tính chất phân biệt đối xử.
4. Và bất cứ giới hạn nào phải cân xứng với vấn đề nẩy sinh từ sự bày tỏ tín
ngưỡng.
Các điều luật này hết sức quan trọng. Không có nó, các chính quyền sẽ giới
hạn bất cứ việc gì, nhóm nào hay sự thực hành mà họ không ưa thích. Các
giới hạn phải được xem như phương sách cuối, chứ không phải là dụng cụ để
nhà nước kiểm soát.
Chúng tôi thử đưa ra ví dụ minh hoạ ý nghĩa của các quy tắc này.
Tưởng tượng một thành phố có năm nhóm tôn giáo khác nhau. Cả năm đều
có nơi thờ tự và tất cả cũng gây ồn giống nhau làm phiền hàng xóm! Nhưng
cảnh sát chỉ nhận sự than phiền về một nhóm nhỏ, không được ưa thích…
Ồn ào quá độ không tốt cho sức khoẻ, và sức khoẻ công cộng là điều chính
đáng để có thể phải giới hạn. Như vậy chính quyền địa phương phải làm gì?
Điều chỉnh thế nào là cần thiết, không phân biệt đối xử và cân xứng để bảo
vệ sức khoẻ công cộng?
Trong trường hợp này, một điều luật tổng quát điều chỉnh âm độ cho tất cả
các cuộc hội họp công cộng là phương pháp thích hợp. Một điều luật áp
dụng cân bằng cho tất cả các nhóm tôn giáo và cho mọi người khác. Nếu có
nhóm nào vượt quá âm lượng, việc cân xứng là phải yêu sách họ vặn nhỏ
hay phải trả tiền phạt. Chứ đòi hỏi phải im lặng hoàn toàn hay là cấm họ
không được cùng nhau hội họp là điều bất xứng!
Và cảnh sát bắt mọi người phải chấp nhận luật pháp ngang nhau, dù chỉ nhận
sự than phiền về một nhóm không được ưa thích.
Đây là chuyện nhỏ, một ví dụ đơn giản.
Khi chúng ta nhìn vào các vi phạm to lớn về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng,
sẽ dễ dàng thấy rằng các điều luật này đã bị bỏ lơ, vì rõ ràng những giới hạn
này không cần thiết, có sự phân biệt đối xử hay không cân xứng.
Một số quốc gia cấm mọi sinh hoạt tôn giáo ngoài nơi đăng ký hoạt động.
Điều này biến thành bất hợp pháp khi dâng lời cảm tạ đối với khách trước
khi ăn tối tại nhà mình! Sự giới hạn này rõ ràng là không chính đáng.
Nhưng có hàng loạt những trường hợp có thể gây tranh cãi. Có thể chấp
nhận việc một thị trưởng ở Pháp cấm mặc áo tắm burkini – loại áo tắm che
khắp thân trừ mặt và chân hay không ? Hay chính quyền ở một số địa
phương bên Ấn Độ giới hạn quyền nói với người khác về tín ngưỡng của
mình?
Trong bài trình bày này chúng ta cùng xem xét bảy câu hỏi ngắn cần đặt ra
để xác định những giới hạn nào chính đáng. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu
sâu các giới hạn mà bạn gặp phải.
Khi một nhà nước đặt để các giới hạn, câu hỏi thứ nhất là: phải chăng
sự giới hạn can thiệp vào quyền tuyệt đối được có hay theo một tôn giáo
hay tín ngưỡng, hoặc vào quyền bày tỏ tôn giáo.
Nếu quyền tuyệt đối bị giới hạn, thì cách hành xử của nhà nước không chính
đáng. Nhưng nếu sự bày tỏ bị giới hạn, chúng ta bước sang câu hỏi tiếp.
Có phải cách ứng xử bị giới hạn thực sự việc bày tỏ tôn giáo hay tín
ngưỡng, hay chỉ là một cách ứng xử?
Chuyện chúng ta làm thường do tín ngưỡng hướng dẫn. Nhưng đâu phải mọi
sự chúng ta làm là một bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng. Khi có người than
phiền quyền bày tỏ của họ bị giới hạn, các toà án bắt đầu quyết định xem
cách hành xử đó có phải là bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng. Họ xem xét mối
quan hệ giữa cách hành xử và tín ngưỡng có liên hệ mật thiết với nhau
chăng.
Nhiều khi dễ dàng. Đi nhà thờ liên hệ mật thiết với Thiên chúa giáo, và ăn
chay liên hệ mật thiết với Hồi giáo.
Nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản. Đối với một người Thiên chúa
giáo đeo thánh gía không phải là điều quan trọng, nhưng đối với người khác,
đây là biểu tỏ thâm thiết với bản sắc tôn giáo. Và phụ nữ Hồi giáo có tín
ngưỡng khác về trang phục che đầu.
Quyết định xem tín ngưỡng nào đúng không phải là vai trò của toà án.
Khẳng quyết ăn nói như thế nào là bày tỏ tôn giáo, các toà án đối diện nguy
cơ phán xét những học thuyết, khiến cho một số diễn giải thần học được ưu
đãi hơn những thần học khác. Nhân quyền đặt nặng trên cá nhân, cho nên
các toà án càng nhìn tín ngưỡng của cá nhân hơn là học thuyết thông lệ. Họ
lý luận rằng, nếu người đó xem hành động của mình là một bày tỏ tôn giáo
thì tất nhiên nó phải như vậy.
Một khi chúng ta củng cố rằng cuộc bày tỏ bảo vệ bị giới hạn, chúng ta
cần kiểm soát xem sự giới hạn có quy định theo luật pháp hay không.
Có chăng một luật đã thành văn, luật phán lệ, hay luật thông thường điều
chỉnh sự giới hạn? Hay do các viên chức áp đặt không căn cứ trên pháp luật?
Nếu chẳng có căn bản pháp lý, sự giới hạn trở nên không chính đáng.
Bước tiếp theo là đánh giá xem sự giới hạn có cần thiết cho sự bảo vệ
nền tảng pháp lý. Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần kiểm soát
xem mối liên hệ trực tiếp giữa các sự thực hành bị giới hạn và một trong
những động cơ chính đáng. Kế đến kiểm soát xem sự giới hạn có cần thiết
hay không? Hãy xem xét từng câu hỏi một.
Theo luật quốc tế, động cơ chính đáng duy nhất để giới hạn quyền tự do tôn
gíao hay tín ngưỡng là để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự công cộng,
sức khoẻ hay đạo đức, hay các quyền và tự do cho người khác.
Như vậy, cách ứng xử bị giới hạn có đe doạ các động cơ này chăng? Và có
bằng chứng gì không?
Nhà nước cần chứng minh mối liên hệ trực tiếp giữa các thực hành bị giới
hạn và một trong những động cơ chính đáng này.
Chế độ đẳng cấp của người Hindu chia dân chúng làm hai đẳng cấp cao và
thấp và những nhóm phi đẳng cấp. Các nhóm phi đẳng cấp bị phân biệt đối
xử khủng khiếp, chịu bất lợi trên lĩnh vực kinh tế và xã hội. Ngày xưa, một
số đền điện cấm giới Hindu phi đẳng cấp bước vào. Ấn Độ bãi bỏ chế độ
đẳng cấp năm 1949, nên các đền điện không còn được phép cấm giới Hindu
phi đảng cấp vào. Giới hạn này thông qua cuộc xét nghiệm – có mối liên hệ
rõ ràng và trực tiếp giữa ngăn ngừa phân biệt đối xử đẳng cấp và bảo vệ các
quyền và tự do của người khác.
Nhưng không phải các giới hạn có mối liên hệ rõ ràng như thế, và đôi khi
các chính quyền bóp méo hay lạm dụng các động cơ chính đáng.
Nhiều khi giới hạn tự do tôn giáo hay tín ngưỡng liên hệ với trật tự công
cộng. Các điều luật về trật tự công cộng điều chỉnh rất nhiều chuyện, kể cả
đe doạ, tấn công, xúi giục bạo động và nhiều khi lăng mạ.
Tự do bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng tất nhiên bao gồm quyền nói những
điều mình tin là sự thật. Hiển nhiên tín ngưỡng có thể biểu đạt ôn hoà hay
theo cách xúi giục bạo động. Buồn thay có số người cảm thấy bị quá xúc
phạm trước cách biểu đạt ôn hoà tín ngưỡng khác với tín ngưỡng của mình,
khiến họ phản ứng một cách bạo động.
Một số quốc gia cấm biểu đạt ôn hoà một số tín ngưỡng, lấy cớ rằng họ có
động cơ chính đáng là bảo vệ trật tự công cộng, vì lo sợ đám đông bạo động.
Trên cơ sở này, Indonesia cấm người Ahmadi hay những người theo tín
ngưỡng vô thần biểu đạt công khai. Kết quả là, nhiều khi chính những nạn
nhân của bạo động bị kết án lăng mạ hay xúi giục, thay vì kết tội những thủ
phạm tấn công.
Các luật như thế không giảm thiểu bạo động. Ngược lại, họ tăng cường ý
kiến kẻ nào theo tín ngưỡng “sai lạc” phải bị trừng phạt.
Đạo đức công cộng là một động cơ khác mà sự áp dụng khá mơ hồ. Mọi
người có phải theo cùng một đạo đức chăng và đạo đức của ai là “công
cộng”? Các chuyên gia LHQ nói rằng định nghĩa đạo đức công cộng đến từ
“nhiều truyền thống xã hội, triết học và tôn giáo”. Nói cách khác, không thể
căn cứ sự giới hạn trên đạo đức của số đông mà thôi.
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng an ninh quốc gia không phải là lý do
chính đáng để giới hạn tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Một số chính quyền gán tiếng xấu cho các nhóm, đặc biệt các nhóm theo tôn
giáo của quốc gia thù địch, tố cáo họ đe doạ an ninh quốc gia. Những người
biên soạn Công ước đồng ý rằng sức khoẻ, an toàn và trật tự công cộng quá
đủ cho việc giới hạn, và rằng thêm an ninh quốc gia sẽ có nguy cơ gây cho tự
do tôn giáo hay tín ngưỡng khó áp dụng vào lúc người ta cần tự do ấy hơn
cả.
Như vậy chúng ta đã củng cố việc nhà nước cần chứng minh mối liên hệ
trực tiếp, bằng cách chỉ ra làm sao các thực hành bị giới hạn sẽ đe doạ động
cơ chính đáng. Chúng ta cũng thấy điều quan trọng phải kiểm soát việc
những động cơ chính đáng được diễn giải và áp dụng đúng cách.
Hãy bước qua phần hai các câu hỏi của chúng ta – giới hạn có cần thiết
không? Chẳng phải vì bối cảnh chính trị hay vì số đông, nhưng là điều cần
thiết.
Hãy giả dụ rằng chính quyền đã chứng minh mối liên hệ trực tiếp giữa giới
hạn họ đề xuất và sự bảo vệ các quyền và tự do của người khác.
Sự đe doạ có đủ nghiêm trọng để thúc đẩy sự giới hạn không?
Sự giới hạn đề xuất có hữu hiệu cho việc bảo vệ các quyền của người khác
không?
Cuối cùng, có cách nào khác giải quyết vấn đề mà không cần tới sự giới hạn
quyền con người ?
Nếu vấn đề không có gì nghiêm trọng, nếu sự giới hạn đề nghị không đóng
góp giải quyết hay nếu có phương cách khác giải quyết mà chẳng cần giới
hạn quyền con người, thì chẳng cần thiết phải giới hạn.
Chính quyền Trung quốc tuyên bố quan tâm đến sức khoẻ và sự an toàn của
các trung tâm luyện tập Phật giáo quá đông đảo. Sức khoẻ và an toàn là động
cơ chính đáng. Một giải pháp khả thi là giúp các trung tâm mở rộng và phát
triển. Giải pháp này không giới hạn các quyền. Thay vì thế, chính quyền phá
huỷ toàn vùng và cưỡng bức 1000 Ni phải bỏ chùa. Phương sách này không
cần thiết.
Đương nhiên, một số giới hạn được xem là cần thiết. Liên Hiệp Quốc từng
tuyên bố rõ rằng các thực hành truyền thống gây hại cần phải cấm, như một
số nghi lễ kết nạp và cắt âm vật phụ nữ.
Đương nhiên, cũng có nhiều trường hợp không rõ ràng. Nhưng nghĩa vụ
chứng minh giới hạn là cần thiết nằm trên vai của nhà nước.
Khi chúng ta củng cố rằng nhà nước có những động cơ chính đáng và
giới hạn là cần thiết, chúng ta cần kiểm soát sự giới hạn ấy có nẩy sinh
từ phân biệt đối xử hay không.
Bạn có thể nghĩ rằng thật dễ dàng để thấy luật pháp, chính sách hay thực
hành có phân biệt đối xử hay không. Và nếu luật pháp, chính sách hay thực
hành áp dụng rõ ràng cho một số người này mà không áp dụng cho người
khác thì chắc chắn là phân biệt đối xử. Điều này gọi là phân biệt đối xử trực
tiếp và phải cấm đoán.
Nhưng đôi khi có những luật áp dụng cho mọi người lại gây nhiều khó khăn
cho một số người, nhưng không tác động người khác. Đây gọi là phân biệt
đối xử gián tiếp.
Chúng ta hãy quay lại thành phố trong tưởng tượng với sự ồn náo nơi thờ tự.
Hội đồng thành phố đã ban hành sắc luật giới hạn âm lượng nơi công cộng
và các cộng đồng tôn giáo đã điều chỉnh âm độ của loa theo hạn định. Nhưng
chuông nhà thờ vang quá lớn, khó làm sao giảm thiểu âm độ. Nhà thờ phải
huỷ bỏ kéo chuông truyền thống này, trong khi các cộng đồng khác chẳng có
vấn đề.
Đây là phân biệt đối xử gián tiếp.
Còn có rất nhiều ví dụ cho những luật lệ chung theo cách phân biệt đối xử
gián tiếp.
Nhiều quốc gia cấm không được mang dao nơi công cộng. Điều này chẳng
có ảnh hưởng với các nhóm tôn giáo hay tín ngưỡng, ngoại trừ giới nguời
Sikhs. Đàn ông Sikhs bó buộc phải đeo Kirpan, một loại dao lễ phục, dưới
áo sơ mi. Như vậy luật đã giới hạn khả năng người đàn ông Sikks thi hành
nghĩa vụ tôn giáo họ.
Những điều lệ trong một số quốc gia liên quan đến việc xây cất nhà cửa mới,
cần được người chủ hàng xóm chấp thuận. Nhưng người hàng xóm có thể có
thiên kiến. Do vậy, những nhóm người truyền thống dễ được phép xây cất
hơn các nhóm không ai biết và không thuộc truyền thống.
Chính sách và thực hành có thể tạo thành vấn đề. Nếu một trường đại học
luôn tổ chức thi nhập học vào ngày thứ Bảy, thì những tín đồ Adventists và
Do Thái giáo tuân thủ đạo bị thiệt thòi. Nhiều khi các công nhân thuộc nhóm
tôn giáo thiểu số bắt phải lấy ngày nghỉ trùng với ngày lễ của các tôn giáo đa
số, thay vì được phép nghỉ theo lễ của tôn giáo của họ.
Phân biệt đối xử trực tiếp luôn luôn bị cấm. Tuy nhiên, các toà án lẽ ra phải
xem sự phân biệt đối xử gián tiếp như một vấn đề thực dụng cần giải quyết
khi có thể. Và lắm khi các giải pháp đơn giản dễ được tìm thấy. Trong thành
phố tưởng tượng của chúng ta, hội đồng thành phố đã có thể chấp nhận một
biệt lệ cho phép nhà thờ kéo chuông ngày chủ nhật và những dịp có lễ hội
tôn giáo.
Tại Thuỵ Điển, thi nhập học vào đại học luôn diễn ra vào ngày thứ Bảy.
Ngày nay cũng diễn ra ngày thứ Sáu. Và đồng phục nơi lao động có thể thích
nghi theo, để chấp nhận trang phục khác biệt như khăn xếp.
Nhưng các toà án thừa nhận không phải lúc nào cũng có thể giải quyết. Phân
biệt đối xử gián tiếp có thể trở thành hợp pháp, nếu chứng minh có một động
cơ chính đáng – một biển giải khách quan.
Ví dụ, chính sách kiểm soát nhiễm trùng ở bệnh viện đưa tới việc cấm nhân
viên đeo đồ trang sức gây bất lợi cho một số nhóm. Điều này minh chứng
cho sự bảo vệ sức khoẻ công cộng.
Đương nhiên sức khoẻ công cộng là động cơ chính đáng để giới hạn tự do
tôn giáo hay tín ngưỡng. Nhưng liên hệ với phân biệt đối xử gián tiếp, các
toà án cũng chấp thuận các động cơ khác. Ví dụ, một công ty có thể biện bác
sự thay đổi chính sách sẽ gây hại cho quyền lợi công ty. Một tiệm bán áo
quần bó buộc người bán hàng mặc áo quần do họ sản xuất có lẽ sẽ không thu
dụng một người bán hàng từ chối mặc áo quần do hãng sản xuất vì động cơ
tôn giáo.
Như thế trong khi phân biệt đối xử trực tiếp bị cấm, thì phân biệt đối xử gián
tiếp cũng phải tránh tối đa, bằng cách tìm phương cách phải chăng phù hợp
với nhu cầu của cá nhân hay nhóm.
Một khi chúng ta củng cố sự giới hạn không vì phân biệt đối xử, chúng
ta cần quyết định xem điều đó có cân xứng chăng.
Ở mức độ nào sự bày tỏ có thể bị giới hạn? Điều gì phải ngăn cấm, cho ai,
lúc nào và ở đâu?
Có sự khác biệt rất lớn giữa ngăn cấm loại y phục tôn giáo đặc biệt cho một
số nghề nghiệp đặc biệt tại nơi lao động đặc biệt, và ngăn cấm tất cả mọi
người mặc y phục tôn giáo ngoài đường!
Cho nên các toà án quốc tế chú ý vào sự cân xứng của sự giới hạn. Các toà
án ở Hoa Kỳ áp dụng một sự kiểm tra nghiêm ngặt hơn – các giới hạn phải
áp dụng theo cách hạn định ít nhất có thể.
Một khía cạnh cuối cùng mà một số toà án lưu tâm là sự khác biệt trong
phạm vi cho phép. Thế giới đa dạng và các nguyên tắc nhân quyền có thể
thực hành bằng nhiều cách, căn cứ trên bối cảnh quốc gia.
Do đó, một số toà án quốc tế áp dụng “sự khác biệt trong phạm vi cho phép”
có nghĩa là nhà cầm quyền quốc gia thông hiểu bối cảnh quốc gia mình hơn
ai hết và có hiểu biết hơn ai hết để soạn ra luật quốc gia, cho nên các toà án
quốc tế chấp nhận sự khác biệt ở mức độ cho phép.
Vấn đề là sự khác biệt dành cho các quốc gia có thể chấp nhận đến mức độ
nào? Và các toà án cho phép sự khác biệt này lớn quá hay không? Đây là chủ
đề cho một cuộc thảo luận quan trọng !
Tóm tắt:
Để xem sự giới hạn có thể cho phép hay không, chúng ta theo các bước sau
đây:
i. Quyết định xem một điều luật giới hạn quyền tuyệt đối, có hay thay
đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của bạn, hay giới hạn sự bày tỏ.
ii. Xác định xem cách hành xử bị giới hạn có phải là quyền bày tỏ
được bảo vệ hay không.
iii. Kiểm soát xem sự giới hạn có đặt trên căn bản pháp lý hay không.
iv. Xác định xem tới mức độ nào sự bày tỏ đe doạ một trong những
động cơ chính đáng, như các quyền và tự do của người khác.
v. Kiểm soát xem sự giới hạn có nẩy sinh từ phân biệt đối xử trực tiếp
hay gián tiếp.
vi. Cuối cùng, xem xét sự giới hạn có cân xứng với sự đe doạ đặt ra và
sẽ tác động hữu hiệu để giải quyết.
Khi chúng ta hiểu những lý lẽ các toà án phải sử dụng để tuân thủ
nhân quyền, chúng ta có thể yêu sách các quyền của mình hữu hiệu
hơn. Chúng ta còn có thể đóng góp đầy đủ hơn cho cuộc tranh luận
công cộng về các toà án và chính quyền có lý hay thực tế họ đang vi
phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Bản quyền SMC 2008
End of Transcript
8. Những giới hạn đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
Nhiều chính quyền giới hạn tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, nhưng làm sao chúng ta biết khi nào thì các giới hạn hợp lý và có thể chấp nhận, khi nào thì không? Nhìn sâu vào các điều luật trong các công ước nhân quyền mà các nhà làm luật hay toà án cần quy chiếu khi thực hiện tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.